Phục hồi chức năng cho người bệnh sau Tai biến mạch máu não

Mục Lục

    Bệnh tai biến mạch máu não, ngày nay rất phổ biến không những xảy ra ở người lớn tuổi mà còn xảy ra ở người trẻ. Bệnh để lại di chứng rất nặng nề làm ảnh hưởng đến cuộc sống, làm cho họ không thể trở lại với công việc trước đó của mình, họ có thể không nói được, không hiểu được, tay không cử động, chân không đi được...

    I. TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

    Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não là bệnh lý bị gây ra bởi tình trạng không thể cung cấp máu cũng như oxy đến não khiến cho não bị mất chức năng một cách đột ngột mang tính chất cấp tính. Bệnh lý diễn ra trong vòng 24 giờ đồng hồ và tai biến mạch máu não nặng có khả năng dẫn đến tử vong trong thời gian này. Theo một số nghiên cứu thì đây là bệnh lý gây tử vong nhiều thứ 2 trên thế giới và Việt Nam, chỉ đứng sau bệnh lý tim mạch. Bệnh được chia làm 2 thể lâm sàng như sau:

    · Đột quỵ nhồi máu não: Đây là tình trạng tắc nghẽn động mạch mang máu cho não. Một số loại đột quỵ nhồi máu não đó là huyết khối, nhồi máu ổ khuyết, tắc mạch máu não...

    · Đột quỵ nhồi máu não: Đây là tình trạng tai biến mạch máu não do hiện tượng vỡ mạch não gây ra. Một số loại đột quỵ chảy máu não là chảy máu bên trong nhu mô não, chảy máu não và tràn máu ra não thất, chảy máu não thất nguyên phát, chảy máu dưới mạng nhện, chảy máu não sau khi nhồi máu não xảy ra.



    - Nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não đó là:

    · Cao huyết áp

    · Hàm lượng mỡ máu cao

    · Mắc bệnh đái tháo đường

    · Hút thuốc lá

    · Vỡ túi phình của động mạch não

    · Dị dạng một số động mạch hoặc tĩnh mạch

    · Xảy ra hiện tượng rối loạn đông máu, rối loạn cầm máu trong cơ thể.

    · Chảy máu bên trong ổ nhồi máu não gây ra tai biến mạch máu não.

    · Chảy máu não không rõ nguyên nhân.

    Những triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não xuất hiện ngẫu nhiên, mang tính đột ngột, có thể ban đầu triệu chứng rất nhẹ nhưng sau đó bệnh sẽ tiến triển nặng hơn nên cần chú ý những triệu chứng này để có thể xử trí tai biến mạch máu não kịp thời:

    · Liệt vận động, rối loạn cảm giác nửa người như liệt chi trên, chi dưới, tê bì chi...

    · Rối loạn về ngôn ngữ như nói khó, không tìm được từ ngữ để diễn đạt lời nói, không hiểu người khác nói...

    · Thị lực giảm, có thể mù 1 mắt.

    · Đau đầu, dữ dội, đột ngột, buồn nôn, nôn, chóng mặt. 

    · Đi đứng loạng choạng, không thể phối hợp các động tác với nhau.

    · Một số dấu hiệu rối loạn ý thức như lú lẫn, hôn mê, ngủ sâu...

    · Dây thần kinh VII bị liệt nên có dấu hiệu méo miệng

    · Dây thần kinh III, VI, VII có thể bị thương tổn dẫn đến dấu lác mắt hay sụp mi

    · Rối loạn chức năng của cơ vòng khiến bệnh nhân tiểu không tự chủ, bí tiểu

    · Hội chứng màng não

    · Kích động, trầm cảm

    · Huyết áp tăng trên 180/110mmHg, mạch đập nhanh.

    · Khi có dấu hiệu chảy máu nào thì tình trạng rối loạn hô hấp có thể diễn ra.

    II. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

    1. Nguyên tắc điều trị:

    Điều trị toàn diện bằng phương pháp kết hợp YHHĐ và YHCT nhằm đảm bảo cho bệnh nhân phục hồi sớm và tốt nhất.

    Điều trị các bệnh lí kèm theo: Tăng huyết áp, rối loạn lipid, …

    Điều trị và dự phòng biến chứng: Rối loạn chức năng bàng quang, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm phế quản, loét do tỳ đè…

    Điều trị phòng ngừa đột quỵ tái diễn.

    2. Phương pháp điều trị theo YHCT:

    Dùng các bài thuốc cổ phương sắc đóng túi bằng máy.

    Phương pháp không dùng thuốc:

    Dùng mãng điện châm: Là hình thức châm cứu bằng kim to, dài châm xuyên từ huyệt này sang huyệt khác, châm xuyên nhiều huyệt, nhiều kinh theo phác đồ huyệt đạo điều trị liệt vận động cho bệnh nhân ĐQN của Giáo sư Nguyễn Tài Thu. Sau đó dùng máy điện châm hai tần số kích thích vào kim đã châm lên huyệt với tần số, cường độ thích hợp.

    Dùng Laser nội mạch:

    LASER (Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation) là một máy phát ánh sáng đơn sắc khuyếch đại ánh sáng bằng bức xạ cảm ứng.

    Hệ thống mạch máu của con người có tính chất xơ cứng theo năm tháng, vì vậy điều trị Laser nội mạch có tác dụng làm cho tuần hoàn lưu thông tốt, nâng cao tính hòa tan của các vật chất trong nội mô. Từ đó làm giảm đông dính của các Albumin và độ kết dính tiểu cầu, vi tuần hoàn được lưu thông tốt hơn, tạo điều kiện trao đổi chất và oxy cho tổ chức (não, cơ tim); đồng thời các tế bào máu hấp thụ quang tử thành năng lượng cho tế bào sống. Mặt khác, hệ thống chất xúc tác cũng được kích hoạt thúc đẩy thay thế chất hữu cơ giúp cho việc hồi phục các cơ bị tổn thương. Laser có thể điều chỉnh trao đổi các Hormon nội tiết tố, giảm phản ứng oxy hóa, tăng tốc độ thanh trừ gốc tự do giúp sự phục hồi nhanh các tế bào bị tổn thương, kích thích chuyển hóa năng lượng trong cơ tim và chức năng của hệ dẫn truyền. Nhằm phục hồi các hoạt động cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.


    Điều trị bằng Oxy cao áp: 

    Oxy cao áp là thành tựu của nền y học hiện đại, có tác dụng điều trị, điều dưỡng cao. Phương pháp này vừa có công dụng chữa bệnh, vừa có tính điều dưỡng, làm cơ thể khỏe thêm và đồng thời chữa được nhiều bệnh.

    Điếc đột ngột, đau sau mổ (do phù nề và chèn ép), vết loét do viêm tắc tĩnh mạch, động mạch.

    Hỗ trợ điều trị trong bệnh về nội khoa 

    Các bệnh tự miễn, mất ngủ kéo dài, rối loạn tiền đình, các tổn thương do đái tháo đường, viêm da cơ địa dị ứng, đau cột sống cấp và mạn tính, bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, đau nửa đầu kiểu Migraine, điếc đột ngột và điếc do thiếu máu tai trong và thiếu máu não 

    Hỗ trợ trong phục hồi chức năng.

    Phục hồi chức năng trí tuệ do các nguyên nhân khác nhau: Di chứng não sau tai biến mạch não, 

    Mất trí nhớ sau nhiễm độc hoặc chấn thương… 

    Phục hồi chức năng vận động sau tai biến não, tủy… 

    Phục hồi chức năng chứng liệt 2 chi, tứ chi do chèn ép bó mạch - thần kinh không hoàn toàn.

    Phục hồi chức năng cho các chi ghép nối với chi giả.

    Phục hồi sức khỏe:  Mệt mỏi mạn tính, stress do căng thẳng thần kinh tâm lý.



    + Một số các thủ thuật khác nhưXoa bóp bấm huyệt, tập vận động, đèn hồng ngoại, sóng xung kích điều trị, giác hơi…


    ĐQN là một bệnh có tỉ lệ mắc bệnh cao, tỉ lệ tàn phế cao và tỉ lệ tái phát cũng rất cao. Bệnh có quá trình hồi phục chậm và lâu dài. Vì vậy, chiến lược tốt nhất để giảm tỉ lệ mắc bệnh trong cộng đồng là phòng bệnh và tiến hành điều trị càng sớm càng chuyên sâu càng tốt. Điều trị đúng giúp phục hồi bệnh nhanh, dự phòng được khả năng bệnh tái phát.

    Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới đột qụy não là bệnh có khả năng dự phòng tốt bằng loại bỏ và điều trị các yếu tố nguy cơ.

    Kiểm soát các yếu tố nguy cơ của mình và thực thi lối sống khoẻ mạnh là cách thức tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ:

    + Điều trị phòng ngừa đột quỵ khi đã bị cơn thiếu máu não thoáng qua.

    Kiểm soát tình trạng tăng huyết áp. Có đến 70% đột quỵ xảy ra ở người bị tăng huyết áp. Nếu đã bị đột quỵ, hạ thấp huyết áp giúp ngăn thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc đột quỵ. Biện pháp kiểm soát huyết áp gồm thay đổi lối sống (tập thể dục, kiểm soát kích xúc tâm thể, giữ cân nặng chuẩn, giảm ăn muối và giảm uống rượu) và dùng thuốc đều đặn hàng ngày như thầy thuốc hướng dẫn.


     Giảm cholesterol và chất béo bão hoà qua ăn uống và đôi khi bằng thuốc nhằm giảm mảng xơ vữa trong lòng động mạch.

    Bỏ hút thuốc hoặc không hút thuốc. Sau bỏ thuốc lá vài năm, người bỏ hút có nguy cơ bị đột quỵ giống như người không hút thuốc.

    + Kiểm soát đái tháo đường bằng thay đổi lối sống và bằng thuốc. Kiểm soát đường máu ở mức an toàn sẽ giúp não ít bị thương tổn nếu xảy ra đột quỵ.

    +  Giữ cân nặng chuẩn. Béo phì ảnh hưởng xấu lên các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như tăng huyết áp, bệnh tim mạch và đái tháo đường. Cân nặng chuẩn là ở mức 18,5 – 24,9 kg/m2.

    + Tập thể dục điều độ mỗi 30 phút hàng ngày như đi bộ nhanh, chạy chậm, đạp xe, bơi hầu hết các ngày trong tuần.



    + Kiểm soát kích xúc tâm thể (stress). Kích xúc tâm thể có thể gây tăng huyết áp tạm thời (mối nguy của đột quỵ do xuất huyết) hoặc gây tăng huyết áp thực sự ngoài ra có thể làm máu dễ đông (gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ). Sống đơn giản, tập thể dục và sử dụng các kỹ thuật thư giãn sẽ giúp kiểm soát được kích xúc tâm thể.

    + Uống rượu bia chừng mực. Rượu bia vừa gây đột quỵ vừa có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ.Uống quá nhiều hoặc uống rượu mạnh làm huyết áp tăng cao và gây ra đột quỵ do xuất huyết hoặc thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên, uống rượu bia từ ít đến trung bình làm tăng HDL cholesterol (loại cholesterol có lợi) và giảm đông máu.

    Ăn uống lành mạnh. Ăn thêm rau quả vốn có các vi chất như kali, folate và các chất chống oxy hoá có tác dụng chống lại đột quỵ. Ăn nhiều đậu, nhiều thức ăn chứa canxi, sữa đậu nành, thức ăn có nhiều acid béo omega.


    Thuốc dự phòng. Khi đã bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ, thầy thuốc sẽ chỉ định thuốc ngăn ngừa máu vón cục để giảm bị thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ.

    Đột quỵ gây hậu quả nặng nề, việc điều trị càng khó khăn với thực tế Việt Nam. Vì vậy, ngăn ngừa đột quỵ vẫn là ưu tiên hàng đầu thông qua nỗ lực của cá nhân trong việc thay đổi lối sống và tuân thủ điều trị các yếu tố nguy cơ và sự trợ giúp của gia đình cũng như khả năng chuyên môn và ưu tiên giáo dục sức khoẻ của thầy thuốc.


    Khoa Nội B - Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

    Share
    0
    +1
    0
    Tweet
    0

    Tin cùng chuyên mục