Lịch sử hình thành Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Được thành lập năm 1964, trải qua 58 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An ngày càng khẳng định được vị thế trong hệ thống các cơ sở y tế của tỉnh nhà; hoàn thành sứ mệnh cao quý là điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân và nghiên cứu, bảo tồn, phát triển Y, dược học cổ truyền uy tín của tỉnh.

Mục Lục

    I. Lịch sử hình thành:

    Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An được thành lập 16/4/1964. 

    - Đầu những năm 1960, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có định hướng: Muốn kế thừa, phát triển Y học cổ truyền phải có một cơ sở để thực tập, thực hành và hướng dẫn, truyền thụ những kết quả thu được trong khám bệnh, chữa bệnh... đó là sự cần thiết để tiến tới ra đời một cơ sở khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền cho nhân dân trong tỉnh. Đường lối đúng đắn đó của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và ngành Y tế Nghệ An là yếu tố quyết định sự ra đời Bệnh xá Đông Y dân lập quốc trợ (16/4/1964) và đó cũng là tiền thân của Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An.

    - Bệnh xá Đông y dân lập quốc trợ lúc bấy giờ chỉ có 10 giường bệnh, đến năm 1966 được chuyển sang Bệnh viện Đông y Quốc lập theo quyết định số 1673/QĐ-UBHC được nâng lên thành 30 giường bệnh, gồm có 13 cán bộ công nhân viên (trong đó chỉ có 01 Bác sĩ và 02 Lương y). Bệnh xá lúc này chỉ có 01 ngôi nhà 3 gian lợp tại thôn Yên Hưng xã Vĩnh Hưng (nay thuộc phường Đội Cung). Sau 6 tháng, ngoài ngôi nhà tranh, Bệnh xá đã xây dựng thêm 3 gian nhà ngói, tạo điều kiện cho việc bào chế, sơ tẩm dược liệu để điều trị bệnh nhân ngoại trú. Có thầy, có thuốc, lúc này số lượng bệnh nhân điều trị ngày càng tăng, uy tín thầy thuốc càng được nâng cao.

    - Tháng 7/1966, do giặc Mỹ bắn phá, bệnh xá vừa phải sơ tán vừa phải điều trị cho bệnh nhân, bệnh xá chuyển đến xã Nghi Phương - Nghi Lộc, sau đó chuyển đến xã Thanh Ngọc- Thanh Chương. Bước đầu mượn tạm 2 nhà dân làm phòng điều trị bệnh nhân, sau đó với sự nỗ lực của 16 cán bộ công nhân viên và lãnh đạo Ty Y tế đã xây dựng nên một bệnh viện dã chiến với 3 gian nhà tranh. Trong 3 năm sơ tán ở đây, mặc dù giặc Mỹ đánh phá ác liệt nhưng tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công nhân viên Bệnh xá càng cao, vì vậy bệnh nhân các vùng Vinh, Thanh Chương vẫn đến điều trị.

    - Cuối năm 1967 lệnh sơ tán bệnh viện về Văn Thành- Yên Thành với cơ sở vật chất ban đầu 4 gian nhà tranh dựng tạm do cán bộ bệnh viện gánh chuyển từ Thanh Chương về đây. Tại đây, công việc càng nhộn nhịp vất vả do phải tiếp nhận thêm bệnh nhân trong diện bệnh phải điều trị, bệnh viện còn phải gánh vác thêm bệnh nhân các tuyến trạm xá, tuyến huyện và cả những bệnh nhân tai nạn chiến tranh của tuyến đa khoa tỉnh, Trung ương. Thời gian này, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bệnh xá được giao chỉ tiêu từ 30 giường bệnh lên 50 giường bệnh với 31 cán bộ, công nhân viên.

    Dù cho bom rơi bão đạn, thời tiết nắng gió miền Trung khắc nghiệt, thiếu thốn vật chất, nhưng với tinh thần của những người thầy thuốc quả cảm hy sinh gian khó, vượt qua thử thách đã chiến thắng được những ca bệnh hiểm nghèo, giành giật với tử thần giữ lại sự sống cho người bệnh. Những thành quả đáng ghi nhận đó góp phần xây dựng, phát triển ngành Y tế hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ khám chữa bệnh, chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh nhà bằng Y học cổ truyền.

    - Cuối năm 1974, đất nước thoát khỏi chiến tranh, bước vào thời kỳ xây dựng, hàn gắn vết thương chiến tranh, bệnh viện rời khu sơ tán Yên Thành về tại thôn Phong Toàn - xã Hưng Dũng –Tp Vinh. Bệnh viện tiếp quản 3 gian nhà trại giam cũ được sử dụng làm phòng khám chữa bệnh cho nhân dân, ở đây cơ sở vật chất, nhà cửa ban đầu còn bề bộn, chưa đáp ứng được điều kiện Khám chữa bệnh cho nhân dân. Đến năm 1975 mới tạm thời ổn định để hoạt động và làm việc. Sau khi có địa điểm hoạt động - Ủy ban hành chính tỉnh đã có quyết định nâng cấp chỉ tiêu giường bệnh từ 50-70 giường, cán bộ phục vụ từ 31 lên 58 cán bộ.

    - Sau miền Nam giải phóng, Nghệ An sát nhập với Hà Tĩnh (1976) bệnh viện đảm nhận trọng trách lớn hơn là: khám và điều trị số lượng bệnh nhân 2 tỉnh nên chỉ sổ giường bệnh nâng lên thành 85 giường có 83 cán bộ, công nhân viên. Thời gian này, bệnh viện có quyết định đổi tên thành Bệnh viện Y học dân tộc Nghệ Tĩnh I, sau đó chỉ tiêu giường bệnh lại được nâng từ 85 lên 100 giường và có 100 cán bộ, công nhân viên. Giai đoạn 1978 – 1990 bệnh viện có 200 giường bệnh nội trú và 50 giường ngoại trú; cán bộ, công nhân viên 163 người. Bệnh viện Đông y Nghệ Tĩnh lúc này là bệnh viện lớn nhất nước, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân Nghệ Tĩnh và bệnh nhân của các tỉnh bạn và nước bạn Lào (tỉnh Xiêng Khoảng).

    - Cuối năm 1990 do chia tách tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Bệnh viện Y học dân tộc Nghệ tĩnh I được chia tách và Bệnh viện được chuyển về tên cũ “Bệnh viện Y học dân tộc Nghệ An”. Từ đó bệnh viện trở lại 150 giường nội trú và 50 giường ngoại trú với 150 cán bộ, công nhân viên.

    - Năm 1992, Tỉnh ủy, UBND tỉnh quyết đinh chuyển bệnh viện về tiếp quản Nhà khách 172 của Tỉnh ủy (địa điểm hiện tại). Năm 1997 nâng cấp lên 200 giường nội trú. Được sự giúp đỡ các cấp chính quyền địa phương, Bộ Y tế, Vụ Y học cổ truyền và Sở Y tế, và các ban ngành bệnh viện không ngừng phát huy thành quả đạt được của mình, mặc dầu có những bước thăng trầm trong quá trình phát triển, nhưng cán bộ, công chức, viên chức bệnh viện đã quyết tâm vượt khó, xây dựng bệnh viện phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.

    - Năm 1999, tại công văn số 2520/YT-YH-Bộ Y tế đổi tên bệnh viện thành Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An.

    - Năm 2003 được Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định nâng từ hạng III lên hạng II tại Quyết định số 1127/QĐ.UB-TC ngày 28/03/2003.

    - Năm 2017 được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt Quyết định số 786/QĐ- UBND ngày 03/03/2017 về việc xếp hạng II cho Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An- Sở Y tế Nghệ An.

    -  Năm 2019 được Sở Y tế tỉnh Nghệ An phê duyệt Quyết định số 87/QĐ-SYT ngày 18/01/2019 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch năm 2019, Bệnh viện được giao 330 giường (trong đó 280 giường nội trú, 50 giường ngoại trú).

    - Năm 2021, Bệnh viện được UBND tỉnh xếp hạng I tuyến tỉnh ( Theo Quyết định số 3555/QĐ-UBND ngày 30/9/2021) với cơ cấu 500 giường.

    - Năm 2022, được Sở Y tế tỉnh Nghệ An giao 550 giường bệnh KH.

    II. Chức năng nhiệm vụ.

    1. Nhiệm vụ:

    - Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng

    - Nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền

    - Đào tạo

    - Chỉ đạo tuyến

    - Phòng, chống dịch bệnh

    - Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe

    - Công tác dược và vật tư y tế

    - Quản lý bệnh viện

    - Hợp tác quốc tế.

    - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc sở Y tế giao.

    2. Chức năng:

    Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại; nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền; đào tạo, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật và là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền của các cơ sở đào tạo y, dược và các đơn vị nhu cầu.

    III. Thành tích đạt được:

    Trải qua 56 năm phát triển Bệnh viện luôn quan tâm đẩy mạnh các hoạt động, lấy tinh thần đoàn kết làm nền tảng cho sự phát triển, lấy nội dung nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hiệu quả điều trị làm mục tiêu cơ bản để phấn đấu, đặc biệt là công tác Y đức. Với phương châm Bảo tồn và phát triển nền Y học cổ truyền, kết hợp Y học hiện đại, bệnh viện đã đạt được nhiều thành tích trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

    - Năm 1982, Bộ Y tế tặng Bằng khen “Đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác kế thừa, phát huy, phát triển Y học cổ truyền Việt Nam” tại Quyết định số 430/BYT – KT ngày 04/09/1982.

    - Năm 1982 được Bộ Y tế tặng Bằng khen “Bệnh viện đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, tại Quyết định số 250/HĐBT ngày 06/09/1982 do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng ký.

    - Năm 1985, Bệnh viện vinh dự được Hội đồng Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba “ Đã có nhiều thành tích trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc” tại Nghị quyết số 777/KT-HĐNN ngày 16/11/1985 do Chủ tịch nước Trường Chinh ký.

    - Năm 1993: Bộ Y tế tặng Bằng khen “Do có nhiều thành tích thi đua xuất sắc, hoàn thành kế hoạch Nhà nước và các nhiệm vụ Y tế khác” tại Quyết định số: 184/BYT-KT ngày 05/04/1994.

    - Năm 1993, UBND tỉnh tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ công tác năm 1993” tại Quyết định số 210/UBKT, ngày 18/03/1994.

    - Năm 1997: UNND tỉnh tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ công tác năm 1997” tại Quyết định số 464/UBKT ngày14/02/1998

    - Năm 1998, Bộ Y tế tặng Cờ thi đua “Đơn vị hoàn thành xuất sắc các mục tiêu Y tế và kế hoạch Nhà nước năm 1998” tại Quyết định số QĐ số 282/QĐ- BYT  20/01/1999.

    - Năm 1998: UNND tỉnh tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ công tác năm 1998” tại Quyết định số 512/UBKT ngày27/01/1999.

    - Năm 1999, Bộ Y tế tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ công tác năm 1999” tại Quyết định số 213/QĐ- BYT, ngày 28/01/2000.

    - Năm 2003, Bộ Y tế tặng Cờ thi đua “Đơn vị hoàn thành xuất sắc các mục tiêu Y tế và kế hoạch Nhà nước năm 2003” tại Quyết định số 264/QĐ- BYT  14/12/2003.

    - Năm 2004, Kỷ niệm 40 năm thành lập Bệnh viện (16/04/1964 – 16/04/2004) Bệnh viện vinh dự được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì “Đã có thành tích Xuất sắc từ 1999-2003 góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và Bảo vệ Tổ quốc” tại Quyết định số 603/QĐCTN ngày 30/08/2004.

    - Năm 2006, được Sở Y tế công nhận “Đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, tại Quyết định số 2347/CV/SYT – TĐKT, ngày 28/12/2006.

    - Năm 2007, được Sở Y tế công nhận “Đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, tại Quyết định số 04/SYT – TĐKT, ngày 02/01/2008.

    - Năm 2007, Bộ Y tế tặng Bằng khen: Bệnh viện xuất sắc toàn diện tại Quyết định số 236/QĐ- BYT, ngày 26/01/2008.

    - Năm 2007, Công đoàn ngành Y tế tặng Cờ thi đua “Bệnh viện xuất sắc toàn diện” tại Quyết định số 46/QĐ- CĐYT ngày 23/01/2008.

    - Năm 2007, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Cờ thi đua “Tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh” tại Quyết định số 201/QĐ – TLĐ ngày 23/01/2008.

    - Năm 2009, Sở Y tế Nghệ An xếp loại Bệnh viện Xuất sắc.

    - Năm 2010, Bộ Y tế tặng Bằng khen: Bệnh viện xuất sắc toàn diện tại Quyết định số 477/QĐ-BYT ngày 18/02/2011.

    - Năm 2010, UBND tỉnh danh hiệu: Tập thể Lao động xuất sắc tại Quyết định số 1089/QĐ – UBND, ngày 24/05/2011.

    - Năm 2011, Bộ Y tế tặng Bằng khen: Bệnh viện xuất sắc toàn diện tại Quyết định số 559/QĐ- BYT ngày 22/02/2012.

    - Năm 2011, UBND tỉnh danh hiệu: Tập thể Lao động xuất sắc tại Quyết định số QĐ 452/QĐ – UBND ngày 22/02/2012.

    - Năm 2012: UBND tỉnh danh hiệu: Tập thể Lao động xuất sắc tại Quyết định số 231/QĐ – UBND, ngày 16/01/2013.

    - Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2011 đến năm 2012. Góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An”  tại Quyết định số 231/QĐ- UBND.TĐ ngày 16/01/2013.

    - Năm 2013 được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An công nhân danh hiệu: Tập thể lao động xuất sắc và tặng Cờ thi đua.

    - Năm 2013, Bệnh viện vinh dự được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì lần thứ 2.

    Share
    0
    +1
    0
    Tweet
    0